
Nám chân sâu là tình trạng mà ở lớp bì da hình thành nhiều hắc sắc tố melanin, khiến làn da có màu nâu và ảnh hưởng tới tính thẫm mỹ của da.
Như thế nào là nám chân sâu?
Nám chân sâu là gì? Nám chân sâu là một tình trạng da thường gặp ở nữ giới, hay còn gọi là nám nội tiết (hori nevus), là tình trạng da hình thành các đốm màu nâu, màu xanh xám hoặc sạm đen. Thoạt nhìn, chúng có thể bị nhầm lẫn với tàn nhang, nhưng thực chất thì không phải. Nám chân sâu là các đốm nám nằm sâu ở lớp trung bì và hạ bì của da, vì thế nếu những người bị loại nám này thì việc điều trị trở nên phức tạp và cần nhiều thời gian hơn so với các loại nám thông thường.
Trường Cao đẳng Da liễu Úc (ACD) cho cho rằng, phụ nữ trung niên là đối tượng chính dễ bị nám chân sâu, đặc biệt ở châu Á. Do nám chân sâu nhìn qua rất giống nám da và tàn nhanh nên không ít trường hợp bị chuẩn đoán nhầm, vì thế để cải thiện vấn đề này bạn cần được các bác sĩ da liễu có tay nghề cao để thăm khám và chữa trị.
Nguyên nhân nào gây nám chân sâu?
Nám chân sâu có nhiều nguyên nhân, có thể là do yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh, bao gồm:
Do ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố hàng đầu gây nám, vì khi bạn tiếp xúc trực tiếp với tia UV, làm da sẽ tăng sản xuất melanin nhằm mục đích tạo hàng rào bảo vệ da. Tuy nhiên, quá trình này tuy có lợi nhưng nếu khiến melanin sản sinh quá nhiều thì lại có thể dẫn đến sạm, nám, tàn nhang, hoặc đồi mồi. Nếu làn da đang bị lão hóa mà còn bị tác động bởi ánh nắng mặt trời quá mức, thì nám sẽ nặng hơn.
Yếu tố di truyền
Nám da, bao gồm nám chân sâu, cũng mang tính di truyền. Vì thế, nếu gia đình bạn có người bị nám thì khả năng cao bạn bị nám. Theo nghiên cứu thì có tới 33- 50 % trường hợp bị nám da cho hay trong gia đình họ cũng có người bị nám.
Do lão hóa tự nhiên
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể không chỉ làm các chức năng ngày càng suy giảm mà hormone nội tiết cũng vậy. Sau 30 tuổi, làn da sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, đặc biệt khi bước vào tuổi trung niên thì nó lại càng rõ rệt. Lúc này, da không chỉ xuất hiện nếp nhăn mà còn có các đốm sạm, đồi mồi, tàn nhang, hoặc nám chân sâu... , da cũng mất độ đàn hồi, không còn căng mọng như hồi trẻ.
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giúp nuôi dưỡng làn da. Nếu bạn có thói quen ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo, tinh bôt, dầu mỡ, cay nóng, đường, thực phẩm chế biến sẵn... không chỉ không tốt mà còn làm làn da trở nên xấu đi. Khi ăn những thực phẩm này thì có thể làm cho da bị mất độ đàn hồi, dễ bị tổn thương bởi tia UV, giảm lượng collagen, từ đó có thể dẫn đến nám chân sâu.
Do rối loạn nội tiết tố
Rối loạn hormone estrogen là một trong những lý do phổ biến dẫn đến nám chân sâu. Estrogen vừa có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh sản, vừa thúc đẩy tạo ra melanin - sắc tố gây sạm da. Hơn nữa, vấn đề ở các chị em như rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, sau sinh hay uống thuốc tránh thai cũng là những người dễ bị rối loạn nội tiết tố, nên điều này làm tăng tỷ lệ bị nám cho nhóm này.
Căng thẳng kéo dài
Cuộc sống hiện đại thường khó tránh khỏi việc bị áp lực, khiến tinh thần căng thẳng, nhưng nếu bạn không khắc phục ngày và khiến việc này diễn ra quá lâu thì nó có thể làm cho cho thể sản xuất cortisol để đối phó tình trạng này. Khi hormone cortisol tăng cao, sẽ làm cho estrogen và progesterone bị giảm đi đáng kể, từ đó hormone MSH sẽ có điều kiện hoạt động mạnh hơn, tăng lượng melanin và gây nám.
Do bị chấn thương da
Tổn thương da có thể kích thích sản xuất melanin trong quá trình phục hồi, việc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành các đốm nám có màu đậm. Mức độ nám chân do yếu tố này cũng còn tùy vào nhiều vấn đề như vết thương nghiêm trọng bao nhiêu, khả năng hồi phục của da khi tổn thương...
Do dùng mỹ phẩm kém chất lượng
Mỹ phẩm sẽ dùng thoa trực tiếp lên da, nên nếu dùng loại kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ có thể làm hại da, tổn thương da, làm da dễ bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường, từ những việc này có thể khiến da hình thành nám sạm màu.
Cách nhận biết nám chân sâu
Nám chân sâu có những đặc điểm dễ nhận biết, nếu bạn quan sát kỹ làn da của mình thì vẫn dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Một số dấu hiệu của nám chân sâu như:
- Trên da xuất hiện các đốm sẫm màu, nó có thể có các tông màu đa dạng như màu nâu, màu nâu vàng, màu xám, xám đen, màu của nó sẽ đậm hơn màu da ở xung quanh
- So với tàn nhang, các mảng nám chân sâu có diện tích lớn hơn và nhìn thấy rõ hơn
- Thường tập trung ở khu vực trên khuôn mặt như gò má, trán, chóp mũi, thậm chí nó còn lan xuống cổ
- Các vết nám thường có xu hướng càng ngày sẽ càng đậm màu hơn, nếu bạn còn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng xanh thì tình trạng này sẽ nặng hơn.
Nám chân sâu có trị được không?
Nám chân sâu nếu không phát hiện sớm và kịp thời chữa trị, nám có thể lan rộng, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của làn da, làm bạn mất tự tin và tăng nguy cơ tổn thương da.
Việc điều trị nám chân sâu là hoàn toàn có thể, tuy nhiên, lộ trinh chữa trị cũng rất phức tạp và người bị cần kiên trì. Bạn nên thăm khám ở các chuyên gia và bác sĩ da liễu có tay nghề cao, nhằm xác định nguyên nhân và mức độ nám của mình, từ đó bác sĩ sẽ tạo phác đồ dựa trên cá nhân hóa.
Ai dễ bị nám chân sâu?
Nám là tình trạng mà phụ nữ dễ gặp phải, một số người dễ bị nám chân sâu như:
- Chị em sau tuổi 30, lúc này là giai đoạn da dễ bị lão hóa, nên nám cũng dễ hình thành, nhất là vào năm sau 35 tuổi thì đây là lúc dễ bị nám nhất
- Bà bầu, hoặc mẹ sau sinh cũng dễ bị nám chân sâu
- Người hay uống thuốc tránh thai, thuốc chống viêm, thuốc trị bệnh huyết áp hay thuốc kháng sinh cũng là nhóm người dễ bị nám
- Người tiếp xúc trực tiếp với nắng có cường độ cao mà không che chắn hay thoa kem chống nắng.
Nám chân sâu được chẩn đoán như thế nào?
Để xác định chính xác tình trạng nám chân sâu, bác sĩ da liễu thường phải khám và kiểm tra da để tìm các dấu hiệu của nám, tiếp đó sẽ hỏi về việc dưỡng da, có uống thuốc gì không, có hay tiếp xúc với nắng không?.... Tiếp đó, đèn Wood sẽ được bác sĩ dùng để xem da bạn là thuộc nám nông hay nám sâu, nếu bám nông thì nó sẽ hiển thị rõ khi chiếu đèn, ngược lại nám sâu thì lại không thấy có sự thay đổi.
Nếu bạn cảm thấy da có những đốm tối màu, có thể tìm đến bác si để được kiểm tra và điều trị sớm. Việc điều trị càng sớm sẽ càng tốt.
Cách điều trị nám chân sâu tốt nhất hiện nay
Việc điều trị nám chân sâu yêu cầu sự kiên nhân và lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với cơ địa từng người. Dưới đây là những cách giúp trị nám chân sâu được cho là mang lại hiệu quả như:
Điều trị nám bằng nguyên liệu tự nhiên
Với những trường hợp nám nhẹ hoặc yêu thích những nguyên liệu tự nhiên để dưỡng da thì có thể sử dụng cà chua, cà phê, nghệ, khoai tây... để làm mặt nạ chăm da định kỳ mỗi tuần. Đây là cách chăm sóc da an toàn, dễ thực hiện, tiết kiệm tiền bạc. Bạn có thể đắp mặt nạ mỗi tuần 2- 3 lần, tùy loại mặt nạ cụ thể. Đắp mặt nạ xong nhớ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời kỹ nhé!
Cách làm này thì hiệu quả còn tùy vào cơ địa và tình trạng nám chân sâu ở mỗi người.
Dùng kem đặc trị nám
Một số chị em cũng thường chọn kem trị nám để nhằm giảm hay làm mờ vết nám. Các dòng sản phẩm kem trị nám thường có chứa các chất như tranexamic acid, vitamin A, vitamin C, arbutin, hydroquinone, kojic acid… giúp tình trạng nám da được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, cách này không phù hợp với tình trạng nám nặng, ngoài ra tùy vào mức độ và cơ địa mà hiệu quả có thể khác nhau, có người thấy hiệu quả có người lại thấy hiệu quả không quá rõ ràng. Đặc biệt, do kem này bôi trực tiếp lên da, nên bạn cần mua kem trị nám ở các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Dùng viên uống trị nám
Một cách điều trị đang được nhiều chị em dùng đó là viên uống trị nám. Những sản phẩm này có thể góp phần hạn chế hình thành melanin, chống oxy hóa và tạo điều kiện để da khỏe hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, dễ sử dụng và có hiệu quả tích cực nếu dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, viên uống trị nám cũng có giá cả phải chăng. Bổ sung bằng đường uống cũng cần được bác sĩ xem xét da, và gợi ý các viên uống trị nám và lộ trình phù hợp với tình trạng da của bạn.
Dùng công nghệ laser
Laser là một trong những công nghệ tiên tiến thường được dùng để cải thiện tình trạng nám, bao gôm nám chân sâu. Theo đó, chuyên gia sẽ dùng tia laser có năng lượng thấp, sau đó tác động lên khu vực da bị nám, mỗi lộ trình trị nám này có thể cần thực hiện khoảng 4- 10 lần. Tùy vào tình trạng da, bác sĩ có thể dùng thêm các cách khác để hỗ trợ như dùng kem bôi hay peel da hóa học, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.
Phương pháp này có khả năng cải thiện nám châm sâu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chi phí cho lộ trình điều trị khá cao, đồng thời nếu bạn không tuân theo hướng dẫn chăm sóc, ăn uống, lối sống không lành mạnh... nám có thể sẽ bị tái phát trở lại.
Peel da hóa học
Peel da là kỹ thuật dùng các hợp chất hóa học tự nhiên bao gồm AHA ( Alpha Hydroxy Acid), BHA (Salicylic Acid), TCA (Tricloacetic Acid), glycolic acid, retinol... nhằm mục đích đào thải tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, từ đây làn da có thể đều màu và sáng hơn. Nhưng peel da có thể gây sưng ngứa và viêm đỏ sau khi thực hiện.
Vì vậy, peel da cần làm tại cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên khoa da liễu tay nghề cao thực hiện để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được tự ý peel tại nhà hoặc dùng sản phẩm không có xuất xứ, vì việc này có thể khiến da mỏng yếu, tổn thương, khiến nám nghiêm trọng hơn.
Cách ngừa nám chân sâu
Để phòng ngừa tình trạng nám chân sâu, cũng như hạn chế nám, bạn có thể tham khảo những cách sau:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là nắng gắt vào khoảng 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Khi dùng kem chống nắng thì cũng nên kết hợp cùng các biện pháp bảo vệ da như dùng mũ rộng vành, kính râm và áo chống nắng để tăng hiệu quả chống nắng cho da
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày, ưu tiên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Nếu bạn tiếp xúc với nắng trong thời gian dài, thì sau mỗi 2 giờ thì nên thoa kem lại một lần
- Chọn sản phẩm chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ, mua sản phẩm chất lượng và đã được nghiên cứu bởi các tổ chức uy tín
- Xây dựng thói quen lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc và duy trì tinh thần tích cực
- Có thực đơn ăn uống khoa học, phong phú và cân đối, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chú trong các loại vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa..
- Không nên lạm dụng thuốc nội tiết hay thuốc tránh thai
- Chăm sóc da mỗi ngày đúng cách
- Thăm khám da liễu định kỳ...