
Nám da là một tình trạng làn da xuất hiện những đốm nâu hoặc các mảng lớn màu sậm, khiến da kém sắc, do đó, việc trị nám luôn dành được sự quan tâm lớn bởi các chị em phụ nữ.
Nám da là gì?
Nám da là hiện tượng rối loạn sắc tố khiến melanin tích tụ quá mức trên da, điều này tạo ra các vùng da sẫm màu có thể là nhiều đốm nhỏ hoặc mảng lớn. Phụ nữ là đối tượng dễ bị nám da nhất, trong khoảng từ 20 đến 50 tuổi thì đều có khả năng bị nám da, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh. Mức độ nám có thể thay đổi, thường rõ rệt hơn vào mùa hè và giảm nhẹ khi đông đến.
Vị trí xuất hiện nám da thường là khu vực hay tiếp xúc với nắng hoặc chịu tác động của yếu tố môi trường như:
- Trán
- Vùng hai bên má - nơi phổ biến nhất
- Khu vực mũi và xung quanh miệng
- Một số trường hợp có thể có ở cả cổ, cánh tay,…
Nguyên nhân gây nám da
Nám da hình thành do nhiều lý do khác nhau, bao gồm:
- Do di truyền, nếu gia đình có người bị nám, khả năng cao bạn cũng có thể bị nám
- Thay đổi nội tiết tố, nhất là ở bà bầu hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh thường dễ bị nám do rối loạn nổi tiết tố
- Tia UV kích thích sản sinh melanin, khiến da xuất hiện các vết nám
- Sử dụng sản phẩm chứa chất tẩy mạnh hoặc không phù hợp với làn da, điều này có thể làm da yếu đi, dễ tổn thương và dễ bị nám
- Thức khuya, ăn uống kém khoa học, căng thẳng trong thời gian dài, tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử cũng làm tăng nguy cơ nám da.
- Một số loại thuốc kháng sinh, tránh thai có thể tăng nguy cơ nám
- Do lớn tuổi, da bị lão hóa
- Không chăm sóc da kỹ, chăm sóc da sai cách...
Dấu hiệu nám da
Bạn có thể nhận diện nám da thông qua các biểu hiện sau:
- Xuất hiện các đốm hoặc mảng màu nâu, xám nâu, đậm hơn so với màu da xung quanh
- Khu vực hai bên má, trán, môi trên hoặc cằm là nơi dễ bị nám nhất
- Các vết nám trở nên rõ rệt hơn khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng
Việc phát hiện sớm và hiểu rõ nguyên nhân hình thành nám da sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa nám lan rộng.
Có thể trị nám da được không?
Nám da có thể chữa được, tuy nhiên nhưng mức độ hiệu quả này còn tùy vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra nám và phương pháp điều trị. Đối với trường hợp nám do thay đổi nội tiết tố do mang thai hay uống thuốc tránh thai, thì tình trạng này có thể giảm dần sau khi sinh con hoặc khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai.
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp làm mờ vết nám như sử dụng kem và thuốc bôi chuyên dụng, hay các liệu pháp hiện đại như laser, điện di, peel da,…
Nhưng nếu không bảo vệ da đúng cách, thì ánh nắng mặt trời có thể khiến nám tái phát và có thể trở nên nghiêm trọng hơn lúc ban đầu. Vì vậy, sau khi điều trị, thì bạn cần dưỡng da kỹ, bảo vệ da bằng kem chống nắng, hạn chế ra ngoài lúc nắng gắt, che chắn da,... đặc biệt, cần thăm khám da định kỵ để theo dõi và xử lý sớm nếu có dấu hiệu nám.
Cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Dưới đây là những cách trị nám da hiệu quả được bác sĩ khuyến khích sử dụng:
Lột da hóa học
Lột da hóa học sử dụng các loại axit như glycolic, salicylic hoặc TCA để cải thiện sắc tố da, giúp loại bỏ tới khoảng 70-90% nám và tàn nhang. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ giảm mụn đầu đen và mụn bọc ở khu vực mũi, cằm, mà nó còn tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Tuy nhiên, lột da hóa học là một liệu pháp đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp. Da có thể bị tổn thương nghiêm trọng nếu thực hiện không đúng cách. Vì vậy, bạn cần peel da tại các cơ sở uy tín da liễu uy tín, được bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Đặc biệt, sau khi peel xong cần nuôi dưỡng và chăm da kỹ càng, để mang lại kết quả tối ưu.
Dùng thuốc uống trị nám
Hiện nay, nhiều chị em dùng thuốc uống nhằm cải thiện nám thay vì chỉ tác động ngoài da. Các loại thuốc này chứa thành phần an toàn, giúp các vết nám có thể mờ dần và cải thiện độ đều màu của da theo thời gian.
Để đạt kết quả tối ưu, bạn cần kiên trì sử dụng, chọn mua sản phẩm chất lượng theo tư vấn của chuyên gia hay bác sĩ, uống đúng liều lượng và đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tế bào gốc
Tế bào gốc, với khả năng biệt có thể hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào máu, sụn, cơ, xương... và nó cũng là công nghệ trị nám đang được nhiều người quan tâm. Tế bào gốc được dùng để cải thiện sẹo, nám và mụn.
Phương pháp này giúp các tế bào da bị tổn thương do nám nhanh lành, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và giảm melanin. Kết quả là làn da không chỉ mờ nám mà còn trở nên săn chắc hơn.
Kết hợp tretinoin và corticosteroid nhẹ
Sự kết hợp giữa tretinoin và corticosteroid nhẹ mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị nám. Tretinoin tăng cường hoạt động tái tạo tế bào da và ngăn ngừa hình thành melanin. Trong khi đó, corticosteroid nhẹ giúp giảm tinh trạng kích ứng do tretinoin.
Tuy nhiên, corticosteroid chỉ nên dùng ngắn hạn, vì sử dụng kéo dài có thể khiến da mỏng và dễ tổn thương. Do đó, những phương pháp này phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác động xấu cho da.
Dùng ánh sáng Intense Pulsed Light (IPL)
Công nghệ IPL là sử dụng ánh sáng xung động cường độ cao để phá hủy các tế bào melanin, giúp làm mờ nám, tàn nhang và các vết sạm. Những lợi ích nổi bật của IPL bao gồm giúp da đều màu hơn, mang lại làn da sáng mịn, rạng rỡ hơn. Đặc biệt, phương pháp này còn không để lại seo hay làm da bị tổn thương, bởi vì ánh sáng tập trung chỉ tác động lên lớp biểu bì. Vậy nên, IPL giúp tăng sinh collagen, cải thiện độ đàn hồi cho da, làm chậm quá trình lão hóa, cung cấp độ ẩm, giúp da mềm và căng mịn.
Bạn cần tuân thủ lịch trình điều trị và hướng dẫn từ bác sĩ da liễu để tối ưu hiệu quả.
Hợp chất hydroquinone
Hydroquinone được xem là một hoạt chất có khả năng hạn chế enzyme Tyrosinase, làm giảm sản sinh melanin - một trong những nguyên nhân chính gây nám.
Khi sử dụng Hydroquinone, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là khi dùng ở nồng độ từ 4% trở lên, vì nó có thể gây kích ứng nghiêm trọng da nếu sử dụng sai cách, do đó, bạn không được tự ý điều trị. Với nồng độ 2%, hãy duy trì sử dụng trong khoảng 3 tháng để đạt kết quả tốt nhất. Hydroquinone có thời gian bán thải ở da khoảng 28 ngày, sau đó cần điều chỉnh liều lượng mới do việc ức chế Tyrosinase của hoạt chất này.
Mặc dù hiệu quả, nhưng Hydroquinone đã bị cấm ở một số quốc gia do tiềm ẩn rủi ro. Nếu sử dụng không đúng hoặc không được bác sĩ hướng dẫn cụ thể, bạn có thể gặp các vấn đề như mất sắc tố, đen da, dội ngược sắc tố... Một số thành phần an toàn có thể thay cho Hydroquinone như:
- Arbutin (2%)
- Kojic Acid (10%)
- Niacinamide (5%)
- Tranexamic Acid (3%)
Những lựa chọn này phù hợp cho người mới bắt đầu hơn. Nhưng nói chung, bạn cần hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Áp dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
PRP sử dụng huyết tương được chiết xuất từ máu của chính người điều trị, chứa các yếu tố tăng trưởng tự nhiên giúp trẻ hóa. Sau khi lăn kim, PRP được thoa lên da như vậy sẽ giúp nó thẩm thấu sâu, tối ưu hóa tác dụng.
Có nghiên cứu chỉ ra rằng, PRP đạt kết quả tốt nhất khi kết hợp với lăn kim hoặc các phương pháp hỗ trợ khác, như thế ngưòi bị nám sẽ nhanh lấy lại được làn da tươi trẻ.
Sử dụng kem trị nám chuyên dụng
Kem trị nám là lựa chọn tiện lợi, hiệu quả và chi phí hợp lý. Với công thức đặc biệt, các loại kem này chứa hoạt chất có lợi và có khả năng thẩm thấu sâu, giúp làm mờ các vùng da nám và mang lại làn da đều màu hơn.
Tuy nhiên, kem trị nám có thể hiệu quả có thể không đủ hiệu quả tùy vào từng người và mức độ nám. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng, để chọn được loại kem phù hợp với tình trạng da, tránh nguy cơ kích ứng hoặc tác dụng phụ cho da không mong muốn.
Dùng lăn kim
Lăn kim là giải pháp có thể giúp trị nám, liệu pháp này sẽ sử dụng các đầu kim siêu nhỏ để tạo tổn thương, kích hoạt cơ chế sản sinh collagen của cơ thể và tái tạo lớp da mới. So với việc chỉ sử dụng các sản phẩm làm sáng da, lăn kim mang lại kết quả tốt hơn.
Lăn kim cũng cần các bác sĩ hoặc chuyên gia có chuyên môn nên bạn cần chọn trung tâm làm đẹp đáng tin cậy nhé.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Việc bảo vệ da trước ánh nắng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị nám. Dù bạn đã đầu tư vào các phương pháp trị nám tiên tiến, nhưng chỉ cần vài phút tiếp xúc với ánh nắng gắt cũng có thể khiến cho việc điều trị đổ sông đổ biển.
Do đó, bạn hãy hạn chế tiếp xúc với nắng gắt, đồng thời hãy bảo vệ làn da bằng cách sử dụng kem chống nắng với SPF từ 30 trở lên, mặc áo khoác nắng, đội mũ rộng vàng, đeo kính mát, khẩu trang nhiều lớp...
Hơn nữa, ánh sáng từ đèn trong nhà hoặc màn hình thiết bị điện tử cũng có thể kích thích nám. Vì vậy, hãy duy trì thói quen thoa kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà để da được bảo vệ tối ưu, mọi lúc mọi nơi.
Trị nám bằng công nghệ laser
Laser là một trong những phương pháp trị nám hiện đại, được ưa chuộng vì công nghệ này có thể phân giải melanin - yếu tố hàng đầu gây ra nám, thành các mảng nhỏ, từ đó loại bỏ chúng khỏi da. Có điều, không phải loại nám nào cũng phù hợp với công nghệ này, để biết làn da có dùng được laser hay không thì cần được bác sĩ kiểm tra kỹ trước khi tiến hành điều trị.
Sau liệu trình laser, da trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Nên bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng hoặc tia UV, vì nắng có thể làm cho nám có nguy cơ tái phát. Do đó, hãy lựa chọn các cơ sở uy tín và tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia để đạt hiệu quả tối ưu.